SỰ SÀNG LỌC TẤT YẾU CỦA CHUYỂN ĐỔI

Trong những năm qua, với điều kiện thuận lợi, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các DN khoảng 80.000 doanh nghiệp ra đời mỗi năm. Tuy nhiên, đi kèm với sự bùng nổ số lượng thì một điểm cốt tử của DN Việt Nam là quy mô và năng lực nhỏ yếu và chậm có sự cải thiện.

Với một năng lực nhỏ yếu và chậm cải thiện nhưng tỷ lệ DN tồn tại khá cao cho thấy, thời gian qua, các DN Việt Nam đã được hưởng nhiều thuận lợi để phát triển nhanh một cách dễ dàng. Với sự tồn tại quá nhiều DN nhỏ yếu và chậm phát triển cũng cho thấy sự canh tranh và đào thải vẫn chưa quyết liệt. Tuy nhiên, khi môi trường gặp khó khăn, các điều kiện thuận lợi không còn thì tất yếu sự thử thách và đảo thải sẽ mạnh hơn.

Phá sản, có thể trong quan niệm chung vẫn còn là một chuyện nặng nề. Tuy nhiên, với quan niện mới, phá sản là hiện tượng kinh tế bình thường. Phá sản hiện nay không chỉ là việc chấm dứt hoạt động mà phá sản tạo cơ hội tái cấu trúc lại doanh nghiệp để trở lại hoạt động bình thường. Chính vì thế, nhiều luật phá sản trên thế giới đều xem tuyên bố phá sản chỉ là một biện pháp nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp.

Vậy nên, những cuộc khủng hoảng trên thế giới gần đây đều cho thấy, rất nhiều tập đoàn lớn đó tuyên bố phá sản nhưng đó là một biện pháp để đổi mới lại và cải tổ hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tổ cơ chế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Và dưới góc độ đó, phá sản là việc loại bỏ và đào thải những gì không còn là phù hợp.

Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Việc tái cơ cấu nền kinh tế sẽ bắt đầu từ thực thể cơ bản nhất là các DN. Và trong quá trình đó tất nhiên sẽ có sự cắt bỏ những bộ phận, tổ chức kém hiệu quả nhất. Sự thực thi trong chính quá trình đổi mới DN nhà nước, đó có những DN phải chấp nhận phá sản như một sự tất yếu, sự lựa chọn tốt nhất để tạo điều kiện cho DN khác phát triển.

Thậm chí, các chuyên gia cho rằng, giai đoạn vốn rẻ và vốn dễ đã qua, các DN cần phải có sự thích ứng cần thiết cho quá trình thay đổi này. Sự thích ứng đó bắt nguồn bằng chính sự cạnh tranh tự nhiên và đòi hỏi nội sinh trong mỗi DN, bản thân các DN không thể đáp ứng được sự thay đổi này thì tất yếu sẽ bị tụt lại và đào thải dần. Thậm chí, quá trình đó cần phải được đẩy nhanh để sự thay đổi đến nhanh hơn.

Tái cơ cấu được hiểu đơn giản nhất là quá trình chuyển đổi tư duy, mô hình và cách thức phát triển sao cho việc sử dụng các nguồn lực và tài nguyên một cách hiệu quả nhất, tạo ra tăng trưởng cao và bền vững nhất. Như thế, sự đào thải của những bộ phận yếu kém trên một cơ thể chính là sự thay đổi và điều chỉnh này sẽ gúp phần giúp cho nguồn lực của xã hội được sử dụng một cách hiệu quả hơn.

Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình một phần như vốn, tri thức, công nghệ, tài nguyên, con người. Một doanh nghiệp không hiệu quả thì rút lui để doanh nghiệp khác sử dụng hiệu quả hơn. Vì thế, việc rút lui khỏi thị trường hoặc không hoạt động khi hiệu quả kinh tế không cao và để nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả hơn là một quá trình “phát huy sáng tạo” và cần thiết đối với nền kinh tế.

Các tin tức khác